0969.16.6686

BÍ QUYẾT TRẢ LỜI PHỎNG VẤN TIẾNG NHẬT

Trước khi đi phỏng vấn, bạn thường bất an không biết nên chuẩn bị những gì? Hôm ấy nên mặc quần áo nào? Trong khi phỏng vấn sẽ được hỏi gì? Và ko biết nên trả lời thế nào?

Vậy, hôm nay mình xin đưa ra những kinh nghiệm, những chia sẻ liên quan đến phỏng vấn mà mình đã tìm hiểu, tổng kết sau rất những lần đi phỏng vấn và rất nhiều rất nhiều lần tham gia vào các cuộc phỏng vấn ở nhiều chuyên môn khác nhau với vai trò là người phiên dịch.

Dưới đây là những câu hỏi tiêu biểu và gợi ý cách trả lời bằng tiếng Nhật.

Hy vọng với những gợi ý trên, dù đối với bạn trả lời bằng tiếng Nhật, Anh hay tiếng Việt đều có thể hiểu được những thường thức văn hóa khi phỏng vấn của người Nhật và có thể đưa ra những câu trả lời được đánh giá cao nhất.

Những câu hỏi thường gặp này từ nhà tuyển dụng người Nhật và những câu trả lời gợi ý được đưa ra tuy chưa hẳn là câu trả lời xuất sắc nhất nhưng sẽ là câu trả lời an toàn, hy vọng bạn sẽ có một buổi phỏng vấn thành công.

  1. Câu hỏi: thường gặp

①“Tôi đã đọc CV của bạn, nhưng bạn có thể nói rõ hơn được không?

Hay những câu hỏi: bạn có thể nói lại những nội dung trong CV, tự giới thiệu bản thân được hay ko?

Do CV chỉ viết dạng: năm xxxx vào công ty yyy

Nên những lúc như này, là người phỏng vấn đang cần biết rõ hơn về nội dung những công việc bạn đã từng làm? Về kinh nghiệm bạn có.

Do đó, bạn nên tập trung nói nội dung đó, ko cần nói sở thích.

②Động cơ xin việc là gì? Siboudouki?

  • Mặc dù đã ghi trên CV nhưng nhà tuyển dụng vẫn muốn hỏi rõ hơn.

Do đó, bạn có thể chỉ cần nói cụ thể hơn 1 chút là được.

Vơi câu hỏi này nên chuẩn bị từ trước, trả lời sẽ tự nhiên hơn.

  • Với những câu này, ko nên trả lời kiểu: “có vẻ vui nên tôi muốn làm hay 1 câu trả lời chung chung…

Do đó, bạn có thể trả lời theo 3 hướng sau:

  1. Do tôi muốn phát huy kinh nghiệm bản thân – 「今までの経験を活かしたい」
  2. Nhà tuyển dụng sẽ thích nghe kiểu trả lời như: Muốn phát huy những kinh nghiệm đã trải qua, Đây là công việc tôi làm tốt hay giống công việc ngày trước「今までの経験をそのまま活かせる」や「自分の得意な仕事だから」や「前の仕事と似ているから」
  • Điều kiện rất phù hợp như lương hợp lý, gần nhà, gần trường, đi làm thuận tiện「条件がとても合う」。時給がいい、家から近い、学校から近い、通勤しやすい

Nhà tuyển dụng nào cũng mong muốn tìm được những ứng viên cảm thấy thoải mái trong công việc nên đây cũng là 1 cách trả lời dễ lấy “điểm cộng” từ nhà tuyển dụng.

3.「好きだったので挑戦したい」Do tôi yêu thích công việc đó nên tôi muốn thử thách

Đây là 3 dạng câu trả lời nhà tuyển dụng sẽ dễ hiểu và thích nhất.

③「なぜこの会社に応募したのですか」

Vì sao bạn lại ứng tuyển vào công ty này?

Đây là dạng câu hỏi có lẽ nhiều bạn ko thích? Nhưng đó chính là điều mà nhà tuyển dụng muốn biết vì sao bạn lại muốn thi tuyển vào công ty này mà ko phải là các công ty khác trong cùng 1 lĩnh vực?

  • Với câu trả lời này bạn có thể nói lý do: do bạn thích công ty đó và thích công việc ấy. Hay đây đúng là thời điểm mà tôi đang muốn xin việc…

④ Khi nào có thể bắt đầu làm việc 「いつから来られますか」

  • Trường hợp này bạn nên trả lời theo hướng: 「いつでもできます」「すぐに入りたいと思います」… Như vậy sẽ thể hiện sự hào hứng, nhiệt tình của bạn trong công việc đó.
  • Dù bạn đang ứng tuyển nhiều công ty và chờ xem kết quả như thế nào… bạn cũng nên trả lời như trên. Vì nếu bạn trả lời kiểu: 「他にも受けていて、

そっちに受かったら、この仕事は辞退します」sẽ tạo ra ấn tượng cực kỳ xấu với nhà tuyển dụng.

Tóm lại: Khi bạn đi phỏng vấn nên tìm hiểu rõ về công ty, vị trí công việc tuyển dụng và nên chuẩn bị những ý nội dung sẽ trả lời.

  1. Những chú ý khi phỏng vấn
  • Ngoại hình:
  • Tóc: gọn gàng
  • Nhìn mắt người phỏng vấn:
  • Thẳng lung
  • KHuôn mặt Tươi tỉnh và trong cuộc phỏng vấn nếu có cơ hội được nở nụ cười thì hãy Mỉm Cười!
  • Khi ngồi thẳng lung, tay để trên đùi, chân khép gọn gang…

CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI PHỎNG VẤN

  1. Trang Phục, Diện mạo

Mặc quần áo nghiêm túc, chỉn chu như vest, mùa hè có thể là áo sơ mi đóng thùng với quần âu. Chân đi giày, đầu tóc gọn gàng, không nên để màu tóc nhuộm quá sáng.

Nữ: tóc tai gọn gàng, nên trang điểm 1 chút cho khuôn mặt tươi sáng nhưng không nên trang điểm quá đậm, lòe loẹt. Không nên đeo quá nhiều trang sức, không nên đi giày quá cao, giày gây nên tiếng động mạnh, không nên ăn mặc quá hở hang…

  1. Kiến thức
  • Tìm hiểu về công ty, vị trí công việc mà mình sẽ ứng tuyển.

Vì trong lúc phỏng vấn có thể sẽ có câu hỏi như: bạn biết gì về công ty? Tại sao bạn lại ứng tuyển vào đây?… nên nếu bạn hiểu rõ công ty, vị trí công việc sẽ giúp bạn tự tin và trả lời tốt hơn.

Khi bạn hiểu rõ về công ty và công việc, bạn sẽ định hướng được nội dung câu trả lời, trả lời như thế nào cho sát với mong muốn của nhà tuyển dụng?  Trả lời như thế nào sẽ gây ấn tượng tốt với người phỏng vấn?…

Khi bạn hiểu rõ được công ty và công việc mình sẽ làm bạn sẽ có cách nhìn tổng quát hơn, có thể đặt câu hỏi ngược lại với nhà tuyển dụng để biết rõ hơn từ đó bạn sẽ dễ dàng đưa ra quyết định có nên vào công ty đó làm hay không?

  • Tìm hiểu rõ những chú ý, thường thức trong phỏng vấn tiếng Nhật để tránh gây ra những điểm trừ đáng tiếc.
  • Dự kiến câu hỏi và đưa ra câu trả lời tương ứng

( Bạn có thể tham khảo ở video hướng dẫn trả lời 1 số câu hỏi trong phỏng vấn tiếng Nhật.)

  • Trau dồi lại kỹ năng tiếng Nhật, câu cú, kính ngữ…
  1. Tâm lý
  • Tư tin, luôn vui vẻ, thoải mái, lịch sự, thể hiện năng lực bản thân đúng lúc.
  1. Tư thế
  • Khuôn mặt tươi tỉnh, khi có cơ hội nở nụ cười
  • Ngẩng cao đầu, lưng thẳng, tay để gọn gàng, khi nói có thể dùng cử chỉ bằng tay để diễn đạt nhưng không nên khua chân múa tay quá nhiều, không nên vung tay lên quá vai…
  • Mắt nhìn người phỏng vấn
  • Luyện tập và đứng trước gương hoặc nhờ người khác kiểm tra xem thái độ, tư thế, cách trả lời được hay chưa? Và có thể xem các video mẫu để so sánh, đánh giá lại bản thân…
  • Giữ gìn giọng nói và giữ gìn sức khỏe cho buổi phỏng vấn.
  • Chú ý
  1. Chú ý khi đến địa điểm phỏng vấn
  • Thời gian tới công ty: nên đến công ty đó trước 15 phút bởi chúng ta cần hỏi han đường đi vào phòng phỏng vấn hay nghe hướng dẫn trước khi phỏng vấn. Và tránh đi muộn, dẫn đến hấp tấp mất bình tĩnh và ảnh hưởng tới người xung quanh.
  • Sau khi đến công ty, bạn sẽ bị rối, không biết lễ tân ở đâu, liên lạc với ai, nói như thế nào? Mình xin giới thiệu với bạn 1 cách nói đơn giản nhất:

「恐れ入ります、本日~時から面接を予約させて頂いております、○○と申します」Bạn nói như vậy, chắc chắn lễ tân sẽ hiểu và sẽ hướng dẫn bạn tới phòng phỏng vấn.

  • Thời gian tới trước phòng phỏng vấn là 5 phút. Bạn không nên tới quá sớm vì người phỏng vấn thường là những người có chức vụ, họ có rất nhiều việc phải làm và họ thường làm việc theo lịch cụ thể. Do đó, để tránh ảnh hưởng gây xáo trộn lịch làm việc của người phỏng vấn – nhà tuyển dụng, chúng ta chỉ nên đến trước phòng phỏng vấn 5 phút.
  • ứng viên đợi phỏng vấn
  1. Chú ý khi bước vào địa điểm hay phòng phỏng vấn
  • Cách bước vào công ty dạng văn phòng chung (khi mở cửa lớn vào là sẽ thấy toàn cảnh mọi người đang làm việc) lúc ấy, bạn nên gõ cửa sau đó nếu nghe thấy câu 「はい、どうぞ」thì sẽ bước vào và nếu không có tiếng trả lời bạn cũng nên bình tĩnh, mở cửa bước vào và nói 失礼いたします

(shitsureiitashimasu)

Và thường người ngồi ngoài là người phụ trách việc liên lạc hoặc lễ tân,

lúc ấy bạn có thể nói 「恐れ入ります、本日~時から面接を予約させて頂いております、○○と申します」

  • – Trường hợp công ty khi mở cửa ra chỉ có điện thoại mà ko có lễ tân, bạn sẽ gọi điện và nói 「恐れ入ります、本日~時から面接を予約させて頂いております、○○と申します」
  • Trường hợp công ty là nhà máy, bạn tuyệt đối không tự ý vào mà phải hỏi bảo vệ, ghi vào danh sách và nếu được phát thẻ phải đeo và ko được làm mất. Chú ý tuân thủ quy tắc đảm bảo an toàn của nhà máy hoặc công ty đó.
  1. Chú ý trước khi ngồi vào ghế.
  • Sau khi bước vào phòng phỏng vấn, bạn không nên ngồi xuống ghế luôn. Bạn nên đứng gần, chào hỏi, giới thiệu tên trước.

Chú ý trong lúc phỏng vấn

Hãy chú ý vào Giọng Nói, Thái Độ, Ngôn Từ

  • Thái Độ
  • Giọng nói: rõ ràng, ngắn gọn, rành mạch, âm lượng vừa phải, không nói quá nhỏ.
  • Ngồi ngay ngắn, ngẩng cao đầu, lưng thẳng, tay để gọn gàng, khi nói có thể dùng cử chỉ bằng tay để diễn đạt nhưng không nên khua chân múa tay quá nhiều, không nên vung tay vượt quá vai.
  • Khuôn mặt tươi tỉnh, mắt nhìn về người phỏng vấn. Vì nhiều khi, ngôn từ không thể hiện hết những điều bạn muốn nói nhưng ánh mắt có thể truyền đạt giúp bạn sự chân thành, tình cảm của bạn.
  • Ngôn từ
  • Dùng thể lịch sự, nếu chắc chắn có thể dùng thể Kính Ngữ

Bởi nhà tuyển dụng cần tìm những người biết phân biệt trên dưới.

Do đó, dùng thể lịch sự và nếu tự tin có thể dùng Kính Ngữ.

Tuyệt đối, ko dùng :「うん」「え?」「は?」「なに?」「いや、~なんすけど」「つーか」

Nếu bạn chưa nghĩ ra câu trả lời có thể dùng 「そうですね」 để kéo thời gian.

  • Dùng những thuật ngữ mang tính kinh doanh

Khi nói về công ty của nhà tuyển dụng không dùng những từ như: 「あなたの会社は~」「おたくの会社は~」「株式会社〇〇さんは~」bởi sẽ tạo ấn tượng xấu với nhà tuyển dụng. Bạn nên dùng 「御社」 đơn giản và dễ tạo thiện cảm.

  • Hội thoại
  • Không trả lời dạng quá ngắn, cộc lốc như:

?「このお店の印象はどうですか?」

  • 「良かったです」

? ここで働くイメージは出来そうですか?」

  • 「できます」

Mặc dù trong lúc phỏng vấn không tránh khỏi sự căng thẳng, nói ngập ngừng nhưng không nên trả lời kiểu quá ngắn, hẫng.

  • Ngược lại, không nói quá nhiều, mải mê nói những gì mình muốn

Sẽ có trường hợp muốn nói thật nhiều, thể hiện thật nhiều nên nói liên tục, không ngừng nghỉ và không quan tâm đến người khác. Và trường hợp này sẽ bị trượt đầu tiên,. Bởi nhà tuyển dụng sẽ nghĩ rằng, nếu người này mà được tuyển vào chắc sẽ vừa làm vừa buôn dưa lê mất. thôi.

  • Chú ý lắng nghe nhà tuyển dụng.

Có những trường hợp đi phỏng vấn, do run quá, mất tập trung nên khi nhà tuyển dụng hỏi gì cũng ko biết. Lúc ấy nếu bạn trả lời khác ý hỏi thì chắc chắn sẽ bị nhà tuyển dụng cho rằng: “sau này khi vào làm việc cũng sẽ ko nghe theo chỉ thị cấp trên, nói 1 đằng làm 1 nẻo…” Do đó, phải chú ý lắng nghe nhà tuyển dụng.

  • Bạn không nên nói dối những nội dung quan trọng vì có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng khi nhà tuyển dụng hỏi thêm, khai thác sâu về vấn đề đó. Và đương nhiên, có thể điều bạn nói dối, nhà tuyển dụng đã nắm rất rõ.
  • Nói rõ ràng rành mạch từng ý, như vậy nhà tuyển dụng sẽ hiểu rõ ý bạn muốn hỏi hơn. Ví dụ: Lý do bạn vào xin vào đây làm? Tôi có 3 lý do chính, bao gồm, lý do thứ 1,2,3..
  • Trường hợp bạn trả lời tiếng Việt và có phiên dịch. Bạn nên ngắt đoạn để giành thời gian cho phiên dịch.
  • Khi nhà phỏng vấn nói, giải thích bạn có thể nói khẽ hoặc tạo khẩu miệng “vâng”/hai/uhm … để thể hiện sự đồng tình cũng như lắng nghe từ phía bạn.

Đối với những bạn lần đầu tiên phỏng vấn hãy cố gắng làm theo những thường thức cơ bản này, bởi như vậy bạn sẽ tự tin và an toàn hơn! Chúc bạn phỏng vấn thật tốt! あなたの面接が上手く行きますように!

  1. Chú ý khi kết thúc phỏng vấn

Quyền quyết định kết thúc phỏng vấn là do nhà tuyển dụng khi họ nói: xin được kết thúc tại đây. Do đó không chủ động ra khỏi phòng phỏng vấn khi chưa được phép.

Khi được hỏi có câu hỏi gì không? Bạn có thể hỏi như: trong phòng/bộ phận ấy có bao nhiêu người? Cụ thể hơn nội dung công việc ko? Có đi công tác nhiều k?…

Nhưng không nên hỏi quá nhiều về lợi ích, chế độ mình đạt được (vì sẽ gây ấn tượng xấu với nhà truyển dụng: bạn này chưa làm gì mà đã đòi hỏi..)

Bước ra khỏi phòng phỏng vấn nhớ nói: 失礼いたしました。Đóng cửa rừ từ,khẽ khàng

Sau khi kết thúc buổi phỏng vấn bạn có thể gửi mail cảm ơn tới người phỏng vấn – nhà tuyển dụng.

Giám đốc trung tâm du học Nhật Bản Hizashi công tác tại nhật bản lần 2

>