My Number điều mà các bạn du học sinh lo lắng
Đây không phải là điều gì mới mẻ cả. Quản lý thuế, quản lý bảo hiểm xã hội thì người Nhật cũng đã có thể quản lý ở chừng mực rồi. Con cá của mẻ lưới này đương nhiên không phải là du học sinh (chỉ là ruồi muỗi mà thôi), thậm chí không phải là truy thu thuế thu nhập, mà được nhiều người Nhật cho là chính là hàng triệu người Nhật với không ít tài sản khổng lồ ngoài thu nhập. Chính phủ Nhật nói rằng muốn có cơ chế quản lý con người chặt hơn nữa để thu thuế thu nhập, để tăng thuế tiêu dùng… Nhưng cơ chế là một chuyện, còn quản lý hay không và bên dưới thực thi như thế nào lại là chuyện khác. Sau này có thể họ sẽ dùng My Number để quản lý sang cả các lĩnh vực khác nữa nhưng phải sửa luật đã, mà chắc chắn người dân Nhật vốn sợ lộ thông tin cá nhân cực kỳ sẽ chống quyết liệt trước khi luật được thay đổi.
My Number sẽ được ai sử dụng? Đương nhiên là Cục Thuế, các cơ quan an sinh xã hội. Còn cảnh sát và Cục Nhập cảnh cũng phải có vấn đề gì đó nghi ngờ thì họ mới điều tra từ con số này. Thế nên ai đó nói rằng ra siêu thị mua hàng, chỉ một cái quẹt là các thông tin cá nhân bị hiện ra, thực là lo sợ hơi ngớ ngẩn. Ai cho phép các bà nội trợ làm arubaito ở siêu thị xem gì thông tin cá nhân người khác đơn giản vậy? Ai cho phép các máy móc ở siêu thị được đọc dữ liệu mã hoá như vậy?
Các công ty thuê người lao động, nếu họ không nhập My Number vào hệ thống chi trả lương, ví dụ lương trao tay chẳng hạn, thì Cục Thuế không có con số, Cục Nhập Cảnh cũng không tính ra thu nhập được (tất nhiên nếu điều tra cặn kẽ thì vẫn ra ^^). Như vậy mọi việc vẫn tương tự như từ trước đến giờ, dù rằng cơ chế điều tra về mặt nguyên tắc có dễ dàng hơn. Thực ra, nếu Cục Nhập Cảnh mà muốn và đủ người thì từ trước họ cũng đã có thể truy ra du học sinh làm bao nhiêu tiếng. Nhưng để truy ra ngần ấy người, với đầy đủ chứng cứ chặt chẽ thì chắc chắn họ không đủ nhân lực. Có My Number, họ sẽ dễ điều tra hơn thôi, nhưng như đã nói ở trên, phải có sự nghi ngờ đã. Nói vậy không phải là để khuyên các du học sinh cứ làm thêm đi đừng sợ, vì khả năng bị tóm có thể là cao hơn, mà nếu để cho họ tóm thì cứ luật là họ làm thôi. Kheo khéo vào, đi học chăm chỉ vào, thành tích học tập hơn trung bình là sẽ ok thôi. Mà nói thực, ai chỉ chăm chăm đi làm trong 2-4 năm mà không học thì chỉ là đốt sức khoẻ và những cơ hội học tập tuổi trẻ của mình mà thôi. Nhưng ai dại thì tự chịu thôi, có ai tuổi trẻ mà nghe một cách ngoan ngoãn đâu. Hôm nọ ai nói “đất không chịu trời thì trời phải chịu đất”, đúng thật.
Còn về con số 28 tiếng/tuần, nó có ý nghĩa gì với du học sinh? 4 tiếng làm việc 1 ngày là vừa đủ để học. Ai chăm học hoặc khi học thi chẳng hạn thì 4 tiếng còn là quá nhiều. Nhiều người ở chính group này đã nói làm việc 28 tiếng cũng kiếm đủ để sinh hoạt tối thiểu và đủ tiền học. Chỉ vì bị dụ dỗ là đi du học kiếm tiền gửi về mà học sinh VN mới đổ xô sang Nhật, chứ nhìn một cách khách quan, ít có nước phát triển nào mà học sinh đi học không cần hoặc cần ít tiền nhà gửi qua như nước Nhật này.
Nói tóm lại, My Number không phải là con ma nhưng những ai định đi du học kiếm tiền thì nên nghĩ lại. Và stop những bài doạ nạt nhau bằng My Number nữa đi nhé.My Number điều mà các bạn du học sinh lo lắng
Đây không phải là điều gì mới mẻ cả. Quản lý thuế, quản lý bảo hiểm xã hội thì người Nhật cũng đã có thể quản lý ở chừng mực rồi. Con cá của mẻ lưới này đương nhiên không phải là du học sinh (chỉ là ruồi muỗi mà thôi), thậm chí không phải là truy thu thuế thu nhập, mà được nhiều người Nhật cho là chính là hàng triệu người Nhật với không ít tài sản khổng lồ ngoài thu nhập. Chính phủ Nhật nói rằng muốn có cơ chế quản lý con người chặt hơn nữa để thu thuế thu nhập, để tăng thuế tiêu dùng… Nhưng cơ chế là một chuyện, còn quản lý hay không và bên dưới thực thi như thế nào lại là chuyện khác. Sau này có thể họ sẽ dùng My Number để quản lý sang cả các lĩnh vực khác nữa nhưng phải sửa luật đã, mà chắc chắn người dân Nhật vốn sợ lộ thông tin cá nhân cực kỳ sẽ chống quyết liệt trước khi luật được thay đổi.
My Number sẽ được ai sử dụng? Đương nhiên là Cục Thuế, các cơ quan an sinh xã hội. Còn cảnh sát và Cục Nhập cảnh cũng phải có vấn đề gì đó nghi ngờ thì họ mới điều tra từ con số này. Thế nên ai đó nói rằng ra siêu thị mua hàng, chỉ một cái quẹt là các thông tin cá nhân bị hiện ra, thực là lo sợ hơi ngớ ngẩn. Ai cho phép các bà nội trợ làm arubaito ở siêu thị xem gì thông tin cá nhân người khác đơn giản vậy? Ai cho phép các máy móc ở siêu thị được đọc dữ liệu mã hoá như vậy?
Các công ty thuê người lao động, nếu họ không nhập My Number vào hệ thống chi trả lương, ví dụ lương trao tay chẳng hạn, thì Cục Thuế không có con số, Cục Nhập Cảnh cũng không tính ra thu nhập được (tất nhiên nếu điều tra cặn kẽ thì vẫn ra ^^). Như vậy mọi việc vẫn tương tự như từ trước đến giờ, dù rằng cơ chế điều tra về mặt nguyên tắc có dễ dàng hơn. Thực ra, nếu Cục Nhập Cảnh mà muốn và đủ người thì từ trước họ cũng đã có thể truy ra du học sinh làm bao nhiêu tiếng. Nhưng để truy ra ngần ấy người, với đầy đủ chứng cứ chặt chẽ thì chắc chắn họ không đủ nhân lực. Có My Number, họ sẽ dễ điều tra hơn thôi, nhưng như đã nói ở trên, phải có sự nghi ngờ đã. Nói vậy không phải là để khuyên các du học sinh cứ làm thêm đi đừng sợ, vì khả năng bị tóm có thể là cao hơn, mà nếu để cho họ tóm thì cứ luật là họ làm thôi. Kheo khéo vào, đi học chăm chỉ vào, thành tích học tập hơn trung bình là sẽ ok thôi. Mà nói thực, ai chỉ chăm chăm đi làm trong 2-4 năm mà không học thì chỉ là đốt sức khoẻ và những cơ hội học tập tuổi trẻ của mình mà thôi. Nhưng ai dại thì tự chịu thôi, có ai tuổi trẻ mà nghe một cách ngoan ngoãn đâu. Hôm nọ ai nói “đất không chịu trời thì trời phải chịu đất”, đúng thật.
Còn về con số 28 tiếng/tuần, nó có ý nghĩa gì với du học sinh? 4 tiếng làm việc 1 ngày là vừa đủ để học. Ai chăm học hoặc khi học thi chẳng hạn thì 4 tiếng còn là quá nhiều. Nhiều người ở chính group này đã nói làm việc 28 tiếng cũng kiếm đủ để sinh hoạt tối thiểu và đủ tiền học. Chỉ vì bị dụ dỗ là đi du học kiếm tiền gửi về mà học sinh VN mới đổ xô sang Nhật, chứ nhìn một cách khách quan, ít có nước phát triển nào mà học sinh đi học không cần hoặc cần ít tiền nhà gửi qua như nước Nhật này.
Nói tóm lại, My Number không phải là con ma nhưng những ai định đi du học kiếm tiền thì nên nghĩ lại. Và stop những bài doạ nạt nhau bằng My Number nữa đi nhé.My Number điều mà các bạn du học sinh lo lắng
Đây không phải là điều gì mới mẻ cả. Quản lý thuế, quản lý bảo hiểm xã hội thì người Nhật cũng đã có thể quản lý ở chừng mực rồi. Con cá của mẻ lưới này đương nhiên không phải là du học sinh (chỉ là ruồi muỗi mà thôi), thậm chí không phải là truy thu thuế thu nhập, mà được nhiều người Nhật cho là chính là hàng triệu người Nhật với không ít tài sản khổng lồ ngoài thu nhập. Chính phủ Nhật nói rằng muốn có cơ chế quản lý con người chặt hơn nữa để thu thuế thu nhập, để tăng thuế tiêu dùng… Nhưng cơ chế là một chuyện, còn quản lý hay không và bên dưới thực thi như thế nào lại là chuyện khác. Sau này có thể họ sẽ dùng My Number để quản lý sang cả các lĩnh vực khác nữa nhưng phải sửa luật đã, mà chắc chắn người dân Nhật vốn sợ lộ thông tin cá nhân cực kỳ sẽ chống quyết liệt trước khi luật được thay đổi.
My Number sẽ được ai sử dụng? Đương nhiên là Cục Thuế, các cơ quan an sinh xã hội. Còn cảnh sát và Cục Nhập cảnh cũng phải có vấn đề gì đó nghi ngờ thì họ mới điều tra từ con số này. Thế nên ai đó nói rằng ra siêu thị mua hàng, chỉ một cái quẹt là các thông tin cá nhân bị hiện ra, thực là lo sợ hơi ngớ ngẩn. Ai cho phép các bà nội trợ làm arubaito ở siêu thị xem gì thông tin cá nhân người khác đơn giản vậy? Ai cho phép các máy móc ở siêu thị được đọc dữ liệu mã hoá như vậy?
Các công ty thuê người lao động, nếu họ không nhập My Number vào hệ thống chi trả lương, ví dụ lương trao tay chẳng hạn, thì Cục Thuế không có con số, Cục Nhập Cảnh cũng không tính ra thu nhập được (tất nhiên nếu điều tra cặn kẽ thì vẫn ra ^^). Như vậy mọi việc vẫn tương tự như từ trước đến giờ, dù rằng cơ chế điều tra về mặt nguyên tắc có dễ dàng hơn. Thực ra, nếu Cục Nhập Cảnh mà muốn và đủ người thì từ trước họ cũng đã có thể truy ra du học sinh làm bao nhiêu tiếng. Nhưng để truy ra ngần ấy người, với đầy đủ chứng cứ chặt chẽ thì chắc chắn họ không đủ nhân lực. Có My Number, họ sẽ dễ điều tra hơn thôi, nhưng như đã nói ở trên, phải có sự nghi ngờ đã. Nói vậy không phải là để khuyên các du học sinh cứ làm thêm đi đừng sợ, vì khả năng bị tóm có thể là cao hơn, mà nếu để cho họ tóm thì cứ luật là họ làm thôi. Kheo khéo vào, đi học chăm chỉ vào, thành tích học tập hơn trung bình là sẽ ok thôi. Mà nói thực, ai chỉ chăm chăm đi làm trong 2-4 năm mà không học thì chỉ là đốt sức khoẻ và những cơ hội học tập tuổi trẻ của mình mà thôi. Nhưng ai dại thì tự chịu thôi, có ai tuổi trẻ mà nghe một cách ngoan ngoãn đâu. Hôm nọ ai nói “đất không chịu trời thì trời phải chịu đất”, đúng thật.
Còn về con số 28 tiếng/tuần, nó có ý nghĩa gì với du học sinh? 4 tiếng làm việc 1 ngày là vừa đủ để học. Ai chăm học hoặc khi học thi chẳng hạn thì 4 tiếng còn là quá nhiều. Nhiều người ở chính group này đã nói làm việc 28 tiếng cũng kiếm đủ để sinh hoạt tối thiểu và đủ tiền học. Chỉ vì bị dụ dỗ là đi du học kiếm tiền gửi về mà học sinh VN mới đổ xô sang Nhật, chứ nhìn một cách khách quan, ít có nước phát triển nào mà học sinh đi học không cần hoặc cần ít tiền nhà gửi qua như nước Nhật này.
Nói tóm lại, My Number không phải là con ma nhưng những ai định đi du học kiếm tiền thì nên nghĩ lại. Và stop những bài doạ nạt nhau bằng My Number nữa đi nhé.