Nhật Bản ngày nay không những là một cường quốc về kinh tế, khoa học và công nghệ, mà còn là đất nước thu hút sự quan tâm đặc biệt về giáo dục của các nước khác. Giáo dục ở Nhật Bản có nhiều điểm khác biệt so với Việt Nam
- Nhật Bản không tổ chức thi tốt nghiệp THPT mà chỉ căn cứ vào kết quả học tập để xét tốt nghiệp học sinh. Ở Việt Nam thì tất cả các học sinh đã tốt nghiệp Trung học cơ sở đều phải tham gia kỳ thi vào cấp 3
- Lên bậc THPT, các em tự chọn đăng ký số tiết học cho mình, nghĩa là các em hoàn toàn chủ động về thời gian học.. Ở Việt Nam, học sinh học theo chương trình của bộ giáo dục và đào tạo cùng với bộ sách giáo khoa chuẩn của Bộ GD-ĐT
- Nhật Bản không có học sinh lưu ban, tất cả học sinh đều được lên lớp. Trong quá trình học, học sinh được đánh giá và phân loại qua những bài kiểm tra. Học sinh nào không đạt yêu cầu bài kiểm tra được tiếp tục phân loại để phụ đạo, rèn kỹ năng cho các em đạt chuẩn kiến thức để lên lớp. Trong suốt quá trình học phổ thông, học sinh chỉ trải qua kỳ thi duy nhất là thi vào đại học. Sau khi hoàn thành chương trình phổ thông, học sinh được xét tốt nghiệp trên kết quả học tập ở bậc THPT, học sinh tốt nghiệp được dự thi đại học. Ở Việt Nam, học sinh nếu không đạt được đủ yêu cầu để lên lớp thì sẽ bị lưu ban để học lại năm học đó. Sau khi hoàn thành chương trình THPT, học sinh phải tham gia kỳ thi tốt nghiệp quốc gia (trong đó học sinh phải thi 3 môn bắt buộc là Toán, Văn, Anh và một môn do thí sinh tự chọn từ các môn môn Lý, Hóa, Sinh,Sử, Địa để xét vào các trường Đại học
- Về sách giáo khoa, ở Nhật có 6 bộ sách giáo khoa (Việt Nam chỉ có duy nhất 1 bộ sách giáo khoa). Các công ty xuất bản liên hệ với các giáo sư và giảng viên các trường đại học, giáo viên THPT chuyên về môn học nào đó để chuẩn bị sách giáo khoa. Những cuốn sách này sẽ trình lên Bộ Giáo dục thông qua. Những cuốn sách nào đáp ứng được tiêu chuẩn mới được đưa vào thử nghiệm sử dụng trong nhà trường. Bộ Giáo dục có một bộ phận chuyên trách tuyển chọn sách giáo khoa cho từng cấp học. Nếu thanh tra giáo dục không thông qua cuốn sách nào đó, thì cuốn sách đó không được phép sử dụng trong nhà trường. Chính học sinh, sinh viên là những người sử dụng thật sự những cuốn sách giáo khoa đó, còn giáo viên chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập của học sinh.
- Lên bậc THPT, các em tự chọn đăng ký số tiết học cho mình, nghĩa là các em hoàn toàn chủ động về thời gian học.