0969.16.6686

HÃY HIỂU TIẾNG NHẬT TRƯỚC KHI BẮT TAY VÀO HỌC!HÃY HIỂU TIẾNG NHẬT TRƯỚC KHI BẮT TAY VÀO HỌC!HÃY HIỂU TIẾNG NHẬT TRƯỚC KHI BẮT TAY VÀO HỌC!

Tiếng Nhật là một trong những ngôn ngữ phổ biến được nhiều người biết đến và theo học. Tuy nhiên hầu hết các bạn khi mới bắt đầu học đều không thực sự tìm hiểu về ngôn ngữ này. Chính vì vậy việc chán học và không theo học đến cùng các ngôn ngữ này thường xuyên xảy ra do độ “khó nhằn” của tiếng Nhật là không thể phủ nhận. Đó là lý do tại sao các bạn nên “hiểu” tiếng Nhật trước khi bắt tay vào chinh phục ngôn ngữ này

quyet-tam-hoc-tieng-nhatTiếng Nhật có nguồn gốc từ đâu?

Cho đến nay, vẫn chưa có câu trả lời chắc chắn cho câu hỏi về nguồn gốc của tiếng Nhật. Có rất nhiều ý kiến cho rằng tiếng Nhật thuộc hệ ngôn ngữ Altaic, cùng họ với tiếng Mông Cổ, Triều Tiên và các ngôn ngữ vùng Trung Á đến phía Tây Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, đó là xét về đặc điểm ngữ pháp của ngôn ngữ này, còn đứng trên bình diện văn hóa thì tiếng Nhật lại có nhiều nét giống với các ngôn ngữ phía nam Trung Quốc. Mặt khác, dựa trên đặc điểm cấu tạo từ vựng và hệ thống phát âm thì tiếng Nhật lại có vẻ tương đồng với các ngôn ngữ Nam Á Dravidian và nhóm ngôn ngữ châu Úc. Đó chính là cái khó để các nhà ngữ học đưa ra một kết luận chính thức về nguồn gốc của tiếng Nhật

1

Nhật Bản không phải là một quốc gia đa dân tộc, và vì vậy lẽ tất nhiên gần 120 triệu dân nước này đều sử dụng một ngôn ngữ duy nhất đó là tiếng Nhật. “Tiếng Nhật vừa là tiếng nói của người Nhật, vừa là ngôn ngữ quốc gia của Nhật Bản với tên gọi “Quốc ngữ” (kokugo). Tuy vậy, ở Nhật Bản lại tồn tại một hệ thống phương ngữ đa dạng của các vùng khác nhau. Có hai tuyến phương ngữ chính là phương ngữ Kanto (Tokyo và các vùng lân cận) và phương ngữ Kansai (Osaka…). Các phương ngữ này không chỉ khác nhau về mặt ngữ âm (trọng âm, độ cao khi phát âm) mà còn có sự khác biệt cả về mặt từ vựng nữa. Hiện nay, phương ngữ Tokyo được chọn làm ngôn ngữ chuẩn để sử dụng trên các phương tiện truyền thông.

Hệ thống chữ viết

Có thể nói, tiếng Nhật là một ngôn ngữ vô cùng phức tạp và có một hệ thống chữ viết “kỳ dị” nhất thế giới. Điều này đã gây khó khăn cho trên 2 triệu người nước ngoài đang học tiếng Nhật hiện nay, trong đó có 30.000 học viên Việt Nam.

2

Tuy nhiên, cũng nhờ có điều trớ trêu của lịch sử này mà người Nhật đã tạo ra hệ thống chữ viết độc đáo nhất, một sản phẩm văn hóa kỳ lạ nhất của Nhật Bản. Hiện nay, người Nhật sử dụng tới 4 loại chữ viết trong một văn bản: đó là chữ Hán được du nhập từ Trung Quốc vào thế kỷ thứ III và IV, chữ Hiragana và Katakana được người Nhật sáng tạo ra vào khoảng thế kỷ thứ VIII và IX và chữ Latin được các nhà truyền giáo người Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha truyền vào Nhật Bản khoảng thế kỷ thứ XVI và XVII.

Ngữ âm

Âm tiết trong tiếng Nhật giữ một vị trí rất quan trọng, nó vừa là đơn vị ngữ âm nhỏ nhất và vừa là đơn vị phát âm cơ bản. Mỗi âm tiết được thể hiện bằng một chữ Kana. Số lượng âm tiết trong tiếng Nhật không nhiều, có tất cả 112 dạng âm tiết. Trong số này, có 21 dạng âm tiết chỉ xuất hiện trong các từ ngoại lai được vay mượn, do đó số lượng âm tiết sử dụng thường xuyên trên thực tế còn ít hơn.

Khác với tiếng Việt, âm tiết trong tiếng Nhật hầu hết đều không mang nghĩa. Nếu như trong tiếng Việt, có rất nhiều từ được cấu tạo bởi một âm tiết, và mỗi âm tiết đều mang ý nghĩa nhất định, VD: cây, hoa,…, thì đối với tiếng Nhật, phần lớn các từ phải được cấu tạo từ hai âm tiết trở lên.

Tiếng Nhật có tất cả 5 nguyên âm: /a, i, u, e, o/ và 12 phụ âm: /k, s, t, g, z, d, n, m, h, b, p, r/. Ngoài ra còn có hai âm đặc biệt là âm mũi (N) và âm ngắt (Q).

3

Trong tiếng Nhật, trọng âm cũng giữ một vị trí khá quan trọng. Trọng âm được thể hiện chủ yếu bằng độ cao khi phát âm, và nhờ có trọng âm mà nhiều từ đồng âm khác nghĩa được phân biệt. Ví dụ như từ “hashi” nếu phát âm cao ở âm tiết thứ nhất thì có nghĩa là “đôi đũa”, nếu phát âm cao ở âm tiết thứ hai thì lại có nghĩa là “cây cầu”. Tuy nhiên, sự phân bố trọng âm còn tùy thuộc vào từng phương ngữ.

Từ vựng

Có thể khẳng định rằng tiếng Nhật là một ngôn ngữ có một vốn từ vựng rất lớn và vô cùng phong phú. Điều này thể hiện rõ nét khi so sánh tiếng Nhật với tiếng Anh, tiếng Pháp và các thứ tiếng phổ biến khác. Nếu trong tiếng Pháp, biết được khoảng 1000 từ thì khi hội thoại có thể hiểu được 83,5%. Nhưng ở tiếng Nhật, nếu biết 1000 từ thì chỉ hiểu được 60% hội thoại. Ngoài ra, trong tiếng Nhật còn có rất nhiều từ xuất hiện trong thơ ca, tiểu thuyết và những từ này lại chưa được thống kê ngay cả trong cuốn “Đại từ điển” tiếng Nhật, của nhà xuất bản Heibonsha được coi là lớn nhất hiện nay có tới hơn 720.000 từ.

4

Sự phong phú của từ vựng tiếng Nhật trước hết được thể hiện ở tính nhiều tầng lớp của vốn từ vựng. Từ xa xưa, người Nhật đã sớm có sự tiếp xúc và tiếp thu những ảnh hưởng của văn minh Trung Hoa và điều này đã in dấu ấn ngay trong ngôn ngữ Nhật Bản. Lớp từ gốc Hán (Kango) được vay mượn từ Trung Quốc từ những thế kỷ đầu công nguyên vẫn còn tồn tại cho tới ngày nay và chiếm tới hơn 60% vốn từ vựng tiếng Nhật. Trong khi đó, lớp từ gốc Nhật (được gọi là Wago hay Yamato kotoba) cùng với số lượng các từ ngoại lai vay mượn từ các ngôn ngữ khác ngoài tiếng Trung Quốc chỉ chiếm khoảng 40%.

5

Một yếu tố khác làm nên sự phong phú của vốn từ vựng tiếng Nhật, đó là khả năng kết hợp các từ với nhau để tạo ra từ mới là rất lớn. Ví dụ từ “xe” trong tiếng Nhật là “shya” (từ gốc Hán), nếu ghép với các từ gốc Hán khác sẽ tạo ra được rất nhiều từ có nghĩa khác nhau.

Ngữ pháp

6

Đặc điểm nổi bật nhất của ngữ pháp tiếng Nhật là trật tự câu hoàn toàn đảo lộn so với các ngôn ngữ khác như tiếng Việt, Anh, Trung… Trong tiếng Nhật, vị ngữ đứng cuối câu là một nguyên tắc bất dịch. Hầu hết các ý nghĩa ngữ pháp được thể hiện bằng trợ từ và trợ động từ chứ không phải là bằng trật tự từ trong câu như tiếng Việt.

Một đặc điểm quan trọng khác của ngữ pháp tiếng Nhật, giống với các ngôn ngữ biến hình như tiếng Anh, Nga, Pháp…, động từ và tính từ trong tiếng Nhật có sự biến đổi về mặt hình thức bằng cách ghép thêm tiếp vị ngữ để tạo thành thời, thể, trạng thái…, nhưng không biểu hiện ngôi và số.

7

Ngoài ra, kính ngữ cũng là một phạm trù ngữ pháp quan trọng của tiếng Nhật. Mặc dù các phương tiện biểu thị kính ngữ trong tiếng Nhật bao gồm cả từ vựng và ngữ pháp, song phương tiện ngữ pháp chiếm tỉ lệ khá lớn. Có rất nhiều định nghĩa về kính ngữ, tựu chung lại, có thể hiểu kính ngữ là các biểu hiện hay các dạng thức ngôn ngữ mà người nói (hoặc người viết) lựa chọn cho phù hợp với tình huống và đối tượng giao tiếp để biểu thị ý kính trọng đối với đối tượng giao tiếp.

>